Kích thước thang máy văn phòng là một trong những tiêu chí quan trọng để xếp hạng văn phòng. Là một khách hàng thuê văn phòng cho doanh nghiệp, bạn có muốn lựa chọn không gian đẳng cấp để khẳng định vị thế và hình ảnh của công ty mình? Là một nhà đầu tư, bạn có muốn nâng cao chất lượng và thứ hạng của mình để kiếm được nhiều tiền cho thuê hơn nữa? Vậy thì kích thước thang máy văn phòng chắc chắn là yếu tố mà bạn cần quan tâm.
TƯ VẤN KÍCH THƯỚC THANG MÁY VĂN PHÒNG
Bằng sự am hiểu thang máy, nắm bắt được tâm lý, mong muốn của doanh nghiệp thuê văn phòng, chủ đầu tư cũng như sự trải nghiệm thực tiễn, giải pháp thiết kế kích thước thang máy văn phòng được các chuyên gia nghiên cứu về thiết kế của thang máy hàng đầu tại công ty chúng tôi phối hợp ăn ý với các công ty BĐS kinh doanh dịch vụ văn phòng xây dựng phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng, diện tích và yêu cầu của từng hạng văn phòng khác nhau.
Yêu cầu thang máy đối với văn phòng hạng B:
– Tối thiểu 1 thang máy/ 4 tầng, là sản phẩm đã được khẳng định chất lượng trên thị trường và có thương hiệu nổi tiếng.
– Thang máy có thời gian chờ ngắn, tốc độ nhanh, sức chứa 12 – 16 người,
– Thang máy có tiếng ồn thấp và có chất lượng cao, phải là sản phẩm nổi tiếng.
Yêu cầu thang máy đối với văn phòng hạng A:
– Có phân chia thang cho khách và thang vận chuyển; tối thiểu là 1 thang máy/ 4 tầng
– Thang máy có tốc độ nhanh, thời gian chờ không quá 25s, tối thiểu sức chứa 16 người;
– Có chế độ dành cho người khuyết tật, ít nhất có một thang riêng vận chuyển hàng hoá.
– Thang máy có tiếng ồn thấp và có chất lượng cao, phải là sản phẩm nổi tiếng.
THIẾT KẾ THANG MÁY VĂN PHÒNG
Thang máy chắc chắn sẽ là nơi nổi bật nhất, cuốn hút nhất khi bạn bước chân vào bất kỳ một tòa nhà văn phòng nào. Quy trình thiết kế này tương tự như thang máy gia đình, là thành quả của cả quá trình thiết kế, lắp đặt, bảo trì vô cùng nghiêm ngặt và khắt khe, đòi hỏi sự chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm cũng như sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đơn vị thiết kế thang máy.
QUY TRÌNH THIẾT KẾ KÍCH THƯỚC THANG MÁY VĂN PHÒNG ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ SAU:
1. Khảo sát, đánh giá thực tế công trình
Công đoạn này nhằm hỗ trợ người thiết kế thang máy hiểu rõ hơn về công trình và có phương án lựa chọn kích thước thang máy văn phòng phù hợp nhất.
– Xác định quy mô công trình: Trung bình từ 11 tầng đến 29 tầng; Thấp: 1 tầng đến 10 tầng; Cao: Từ 30 tầng trở lên.
– Xác định công năng của tòa nhà: Làm chung cư, văn phòng cho thuê, làm villa, khách sạn…
– Xác định vị trí đặt thang máy: Vị trí kết nối các lối đi của các tầng trong tòa nhà đơn giản, thuận tiện.
– Xác định thiết kế và diện tích tòa nhà.
– Xác định số người sử dụng: Tính trung bình từ 9-12m2/ người tùy theo hạng văn phòng (A, B, C…).
– Xác định vai trò của thang máy: Chở hàng, tải khách…
– Xác định số điểm dừng thực tế.
– Xác định công suất vận chuyển, lưu lượng hành khách.
– Xác định hành trình của thang máy.
Trước khi xây dựng bản vẽ cho công trình phải thực hiện xong việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, đây là khâu quan trọng nhất ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình thiết kế cũng như sử dụng thang máy về sau. Chắc hẳn bạn đã quen với việc phải chờ thang máy tại khung giờ cao điểm nếu là một nhân viên văn phòng, nguyên nhân một phần cũng là do đơn vị thiết kế thang máy chưa có sự đánh giá, nghiên cứu chính xác thực tế công trình.
2. Tư vấn lựa chọn kích thước thang máy văn phòng
Tùy theo khảo sát thực tế, phân tích công trình, bằng kinh nghiệm thiết kế thực tiễn, người chuyên viên thang máy phải tư vấn phương án lựa chọn thang máy tối ưu cho khách hàng dựa trên thực tế công trình và ưu nhược điểm của từng loại:
– Thang máy không có phòng máy: Đúng như tên gọi của mình, là loại thang không có phòng máy, tủ điện được bố trí trước cửa tầng trên cùng và máy kéo đặt trong giếng thang, chỉ sử dụng được động cơ không có hộp số.
Ưu điểm: Tiết kiệm được diện tích xây dựng và thích hợp đối với các tòa nhà bị khống chế về chiều cao.
Nhược điểm: So với thang có phòng máy thì mức chi phí cao hơn, đồng thời có thể gây nguy hiểm khi có sự cố mất điện do thi công và cứu hộ khó khăn.
– Thang máy có phòng máy: Là loại thang sử dụng được cho cả 2 loại động cơ không có hộp số và có hộp số; có phòng máy đặt trên cùng dùng để đặt tủ điện và máy kéo.
Ưu điểm: Cứu hộ dễ dàng khi có sự cố; Do thi công lắp đặt bảo trì dễ dàng hơn nên giá cả thấp hơn.
Nhược điểm: Không thích hợp cho những công trình bị hạn chế chiều cao.
Với mỗi nhu cầu và mong muốn của khách hàng, nhân viên thang máy phải tư vấn chính xác và đầy đủ bằng đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm.
3. Thiết kế xây dựng
Không thể một sớm một chiều mà có thể thiết kế được kích thước thang máy văn phòng bởi đây là một công trình mang tính thời đại, do vậy quy trình thiết kế phải trải qua nhiều giai đoạn: Đầu tiên là thiết kế bản vẽ mô phỏng; Sau đó là thiết kế bản vẽ chi tiết; Tiếp theo là thiết kế bản vẽ thi công; Cuối cùng là giám sát xây dựng.
Quá trình thiết kế xây dựng phải đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn thiết kế và thiết kế kỹ thuật của nhà sản xuất, đồng thời phải được giám sát chặt chẽ.
4. Lắp đặt, vận hành
Là một thiết bị di chuyển chính xác, hiện đại và an toàn nên quy trình lắp đặt thang máy văn phòng phải tuân theo những quy trình, tiêu chuẩn vô cùng khắt khe. Thang có nguyên lý hoạt động và cấu tạo phức tạp với hàng trăm thiết bị điều khiển, linh kiện cơ khí nên quy trình lắp đặt đòi hỏi nhân viên lắp đặt phải có kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu rộng về thang máy.
Từ việc trang bị những tính năng thông minh, sử dụng những vật liệu cao cấp, thang máy văn phòng góp phần nâng giá trị, tôn vinh vẻ đẹp văn phòng lên tầm cao mới, chúng ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình đối với các tòa nhà văn phòng.
Mọi tư vấn, thắc mắc cần được giải đáp về kích thước thang máy văn phòng, quý khách hàng vui lòng gọi đến hotline của công ty chúng tôi để được hỗ trợ hiệu quả nhất!
Là loại thang có phòng máy đặt trên cùng dùng để đặt tủ điện và máy kéo, sử dụng được cho cả 2 loại động cơ có hộp số và không có hộp số.
Ưu điểm:
– Giá cả thấp hơn do thi công lắp đặt bảo trì dễ dàng hơn
– Cứu hộ dễ dàng khi có sự cố.
Nhược điểm:
– Không phù hợp với những công trình bị khống chế chiều cao
Là loại thang không có phòng máy, máy kéo đặt trong giếng thang và tủ điện được bố trí trước cửa tầng trên cùng, chỉ sử dụng được động cơ không có hộp số.
Ưu điểm:
– Phù hợp với các tòa nhà bị khống chế về chiều cao.
– Tiết kiệm được diện tích xây dựng.
Nhược điểm:
– Thi công và cứu hộ khó khăn. Khi mất điện thậm chí nguy hiểm.
– Giá cả cao hơn so với thang có phòng máy.